9 bài học kinh doanh mà người nào cũng cần phải biết. Là một doanh nhân, mỗi người đều có những con đường riêng của mình. Đối với một số người, sự thành công là cả một quá trình vất vả và nếm trải đủ mùi vị thất bại, còn đối với người khác, mọi thứ dường như là một điều kỳ diệu và may mắn theo kiểu “anh hùng gặp thời thế”. Dù con đường đến với thành công trong kinh doanh như thế nào đi chăng nữa, điều chắc chắn đó là những doanh nhân đều hiểu được tầm quan trọng của những bài học kinh doanh trong quá trình thích ứng và phát triển kinh doanh của mình, của người.
Sau đây sẽ là 9 bài học kinh doanh mà mỗi người đều phải tìm hiểu để xây dựng một sự nghiệp lâu dài và bền vững.
1. Khách hàng không phải là lúc nào cũng đúng
Từ những ngày đầu tiên, trong suy nghĩ của chúng ta luôn nói rằng “khách hàng luôn đúng”. Nhiều người dự kiến sẽ nhường nhịn để làm hài lòng bất cứ khách hàng nào, ngay cả khi họ sai rõ ràng. Điều này không phải là không tốt nhưng có thể sẽ làm ảnh hưởng đến nhân viên và khách hàng của bạn. Hãy giải quyết cho khách hàng tất cả những điều mà họ còn đang nghi ngờ chứ không phải là sự dung túng cho những sai sót, gây nên sự ỷ lại và tâm lý hành vi sai lệch nơi khách hàng.
2. Thời gian chính là tiền bạc
Tiền bạc, khách hàng… là những những thứ bạn có thể định lượng được, rất quý giá. Tuy nhiên, một yếu tố một doanh nhân cần phải quan tâm đó là thời gian. Thời gian cũng chính là tiền bạc, hãy đảm bảo tận dụng tối đa thời gian của bạn theo hướng định lượng số tiền theo giờ cho mức độ công việc của bạn.
Rồi tự hỏi: Mức lương công bằng cho các công việc mà tôi thực hiện là bao nhiêu? Nếu một người nào khác có thể thực hiện thành thạo việc này hãy trả lương cho họ để họ làm, còn bạn hãy dành thời gian quý báu đó tập trung vào nhiệm vụ quan trọng hơn, tạo ra nhiều doanh thu hơn. Là một chủ doanh nghiệp. Là một chủ doanh nghiệp, bạn chỉ nên làm những công việc mà bạn cho là xứng đáng để làm.
3. Không phải tất cả tiền bạc đều là tốt đẹp
Đây là một bài học rất nhiều doanh nhân tự đấu tranh với chính mình trong sự nghiệp của họ. Khi doanh nghiệp của bạn đang phát triển, nó rất dễ dàng rơi vào cái bẫy nhận tiền từ bất cứ ai. Vấn đề là không phải tất cả các khách hàng đều xứng đáng. Tốt nhất, bạn nên tránh những khách hàng làm mất quá nhiều thời gian của bạn, những người có kỳ vọng, yêu cầu không thực tế.
4. Cẩn trọng với tiếp thị giá rẻ
Các chủ doanh nghiệp muốn tư vấn tiếp thị đều không muốn nghe đến những khuyến nghị dịch vụ với giá cả đắt đỏ. Sự thật là, tiếp thị giá rẻ có thể làm cho thương hiệu của bạn trông cũng rẻ tiền theo.Nội dung chất lượng thấp, quảng cáo giá rẻ và ngân sách SEO có thể giúp bạn tiết kiệm tiền trong thời kỳ ngắn hạn nhưng những thiệt hại mà họ làm cho thương hiệu của bạn có thể kéo dài lâu hơn. Vì thế, thay vì tìm đến những cách thức tiếp thị giá rẻ hãy có cái nhìn sâu sắc về cách tiếp thị đúng cách.
5. Gia công phần mềm càng nhiều càng tốt
Nếu bạn không có nhân viên để chia sẻ khối lượng công việc, hãy xem xét việc thuê người gia công phần mềm. Nhiều doanh nghiệp nhận thấy rằng việc thuê một trợ lý ảo ở nước ngoài giảm đáng kể thời giạn mà họ cần để làm nhiệm vụ quan trọng hơn tạo ra doanh thu.
6. Xây dựng thương hiệu cá nhân
Nhiều doanh nhân mắc sai lầm khi chỉ tập trung vào việc xây dựng thương hiệu công ty và coi nhẹ việc xây dựng thương hiệu cá nhân của mình. Tuy nhiên, thương hiệu cá nhân của bạn sẽ phân biệt bạn với đối thủ của bạn, mang lại cho bạn quyền năng hay uy tín trong lĩnh vực của mình.
7. Thuê người thông minh hơn bạn
Bạn cần hiểu rằng sẽ luôn có những người thông minh hơn bạn. Nếu bạn đủ may mắn để tìm thấy những người này, hãy thuê họ làm việc cho mình. Tập trung vào những gì mà bạn đang làm tốt nhất hiện tại và cung cấp cho họ sự thoải mái nhất có thể để làm tốt nhất công việc mà bạn thuê họ làm.
8. Những gì bạn nghĩ là tốt nhất chưa chắc đã phù hợp với khách hàng của bạn
Khi bạn mới bắt đầu một doanh nghiệp rất dễ dàng bị cuốn theo những suy nghĩ của cá nhân hoặc người khác trong việc cách nào là tốt nhất để làm một cái gì đó. Vấn đề là họ không biết về khách hàng của bạn. Hãy nghiên cứu trong các tình huống thực tế và đáp ứng nhu cầu phù hợp của khách hàng.
9. Chỉ cần làm điều đó!
Kế hoạch, chiến lược đều có vai trò quan trọng trong mỗi doanh nghiệp. Tuy nhiên, ở mỗi thời điểm, bạn chỉ cần làm một điều quan trọng nhất mà thôi, tức là cần có các ưu tiên trong từng giai đoạn cụ thể.