Brand Marketing và Trade Marketing với các hình thức quảng cáo truyền thông. bài viết cung cấp khái niệm về Brand marketing và khái niệm Trade marketing trong hoạt động quảng cáo. Phân biệt giữa Brand Marketing và Trade Marketing.
Brand Marketing là gì?
- Brand marketing là các hoạt động marketing tập trung cho việc củng cố niềm tin và thế mạnh cho thương hiệu. Tiếng Việt thường dùng là marketing thương hiệu.
- Brand Marketing giúp tác động vào tâm trí khách hàng, vào tình yêu, vào trái tim, vào những điều cao cả.
- Branding sử dụng truyền thông quảng cáo, dùng PR, dùng Event, dùng Digital marketing, các loại công cụ truyền thông để giành lấy tâm trí khách hàng.
- Chiến thắng trong Brand Marketing gọi là Win in Mind.
Trade Marketing là gì
- Trade Marketing thì bám vào hành vi mua của khách hàng, thúc vào quyết định mua hàng và đẩy khách hàng đến đường cùng không thể kiềm chế mà phải chi tiền.
- Trade Marketing tác động vào khách hàng qua các chương trình phát triển khách hàng, triển khai danh mục hàng, Packaging, Visual Merchandising, trưng bày hàng hóa, Thiết kế không gian bán hàng, Trải nghiệm của khách hàng tại điểm bán, Promotion,…
- Và chiến thắng trong Trade Marketing là Win in Store.
Bán hàng tại kênh phân phối là gì?
- Sale hay Bán hàng là Phân phối các mặt hàng của công ty đến các kênh bán hàng được phân công.
- Thuyết phục, đàm phán với các khách hàng (customer) nhập hàng của công ty, đảm bảo tăng trưởng về doanh số.
- Cung cấp thông tin về hàng hóa và chương trình khuyến mãi đến khách hàng, tư vấn cho khách về sản phẩm dịch vụ khi cần thiết.
- Báo giá và đàm phán giá cả, thương thảo hợp đồng mua bán, thỏa thuận thời hạn thanh toán và giao hàng
- Theo dõi tốc độ tiêu thụ hàng hóa và gửi báo cáo kinh doanh.
Phân biệt Brand Marketing và Trade Marketing
Để phân biệt 2 khái niệm này với nhau, bạn cần hiểu rõ về đối tượng, mục tiêu, vai trò và kênh phân phối của mỗi hoạt động marketing.
Nội dung | Brand Marketing | Trade Marketing |
Đối tượng | Người tiêu dùng | Người mua hàng, nhà bán lẻ |
Mục tiêu | Chủ yếu sẽ thực hiện các chiến dịch marketing để tác động vào tâm trí của khách hàng, vào trái tim, tình yêu của khách hàng đến thương hiệu. | Tập trung chính vào hành vi mua hàng của người mua, thúc đẩy quá trình bán hàng. |
Vai trò | Đóng vai trò trong việc kéo khách hàng, nâng cao sự nhận biết của họ về thương hiệu, tăng tầm ảnh hưởng của thương hiệu đến tâm trí của khách hàng. | Vai trò chủ yếu để đẩy các loại hàng hóa, sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp đến khách hàng. Hoạt động sẽ diễn ra chủ yếu các điểm bán hàng. |
Kênh hoạt động | Chủ yếu sẽ hoạt động qua các kênh TVC quảng cáo, các kênh phương tiện truyền thông đại chúng. | Hoạt động tại các điểm bán, các chiến dịch giảm giá,… |
Các công cụ phát triển thương hiệu tại điểm bán
Above the line (ATL):
- Consumer marketing (Brand team) truyển thông thông tin đến cho người tiêu dùng à tác động tâm trí người tiêu dùng.
- Hoạt động ATL: Thiết kế sp, TVC truyền hình, quảng cáo ngoài trời, trạm chờ xe buýt, digital marketing.
Below the line (BTL):
- Trade Marketing team, đẩy hàng hóa từ công ty tới cửa hàng. à truyền thông tại điểm bán giúp shoper mua hàng.
- Hoạt động BTL: là Sampling phát mẫu thử, activation kích hoạt thương hiệu: event, road shows. POSM points of sale materials vật phẩm quảng cáo: poster tại điểm bán, tờ rơi, kệ hàng, shelf talker (khung nhỏ gắn qc), tấm treo qc, hàng trưng bày tiếp đầu kệ (gondola end).
- Hoạt động Sampling: wet sampling thử tại chỗ (café, xúc xích, chả, ăn mì tại chỗ: thuốc khách hàng tại chỗ) + Dry Sampling: Mang hàng mẫu về nhà dùng (dầu gội đầu, sửa rữa mặt)
Through the line = Above the line + Below the line: ví dụ: trạm chờ xe buýt (hình ảnh người đang ngát à lây người xem), cô PG mang café pha sẵn mời người dùng uống.
Cần có sự gắn kết ATL và BTL về thông điệp, chương trình khuyến mãi, thời gian.