Tổng Quan về Quản Trị WordPress và cài đặt Plugin cần thiết

0
4469
5/5 - (2 bình chọn)

Tổng Quan về Quản Trị WordPress và cài đặt Plugin cần thiết. Bài viết chia sẽ chi tiết các yếu tố bên trong quản trị (DashBoard) của website wordpress, hướng dẫn cài đặt những Plugin cần thiết trong quá trình sử dụng.

Giới thiệu tổng quan trang quản trị (Dashboard) của WordPress
Giới thiệu tổng quan trang quản trị (Dashboard) của WordPress

Mục lục

Dashboard là gì?

Dashboard hay còn gọi là Admin Dashboard, đây là khu vực dùng để truy cập và quản trị website WordPress. Mặc định khi cài đặt thì đường dẫn để vào Dashboard sẽ có dạng http://tenmien.com/wp-admin.

Trong Dashboard bạn có thể thực hiện các thao tác như chỉnh sửa giao diện, viết bài, cài đặt theme và plugin, thêm người dùng, trả lời bình luận,…v.v.

Cách chức năng chính

Khi truy cập vào Dashboard bạn sẽ thấy giao diện như thế này:

Khi bạn nhìn vào có lẽ đập vào mắt bạn sẽ là thanh menu màu đen bên trái nhỉ. Đây là hệ hống chính của WordPress, khi bạn nhấp chuột vào liên kết nào thì thì bạn sẽ được dẫn tới trang quản trị của menu đó.

Giải thích nhanh gọn ý nghĩa của hệ thống menu:

  • Dashboard (Bảng Tin): Trang quản trị chung (bao gồm của cập nhật).
  • Posts (Bài Viết): Nơi bạn tạo và quản lý các bài viết, chuyên mục (category) và tags.
  • Media (Thư Viện): Quản lý file (bao gồm hình ảnh, video, tập tin nén).
  • Pages (Trang): Tạo và quản lý trang.
  • Comments (Phản hồi): Quản lý các bình luận (bao gồm kiểm duyệt, chỉnh sửa, xóa,..)
  • Appearance (Giao diện): Chính sửa giao diện (cài đặt và chỉnh sửa theme). gồm có các mục
    • Themes (Giao diện): chứa những giao diện đã cài đặt và muốn cài mới
    • Tùy chỉnh
    • Widgets: Cài thêm chức năng ở thanh bên (sidebar), chân trang (footer)
    • Menus: thanh trình đơn hiển thị các liên kết trên theme, tùy vào mỗi theme mà bạn sẽ có bao nhiêu menu, hiển thị ở trên hay ở dưới, bên trái hay bên phải chứ không phải chúng ta muốn cho nó hiển thị ra đâu cũng được.
    • Chỉnh sửa file thủ công
    • Theme Option: Chỉnh sửa thêm
  • Plugins: Cài đặt và quản lý các plugin cài vào.
  • Users: Quản lý thành viên (bao gồm thêm, xóa, set chức năng).
  • Tools: Các công cụ mặc định và các công cụ khi cài plugin ( có thể có).
  • Settings: Thiết lập, cấu hình cho website (bao gồm chỉnh sửa tiêu đề, ngày giờ, đường dẫn tĩnh, …).
  • Bên cạnh đó, khi bạn cài đặt một số plugin thì bên dưới phần Settings sẽ có các icon menu của plugin đó. Chẳng hạn như Yoast SEO, kk Star Ratings,…

Tổng hợp những Plugin cần thiết cho wordpress

1. Plugin WordPress Yoast SEO

Đứng ở vị trí đầu tiên gần như không thể thiếu với bất cứ trang wordpress nào là Plugin WordPress Yoast SEO.

Với Yoast SEO, bạn có thể tối ưu nội dung của website đạt chuẩn SEO nhất. Plugin này hỗ trợ một cách tối đa các kỹ thuật SEO website: on-page và off-page.

Yoast SEO hỗ trợ SEO mạnh mẽ và hoàn toàn miễn phí được phát triển bới Team Yoast, hiện đã có hơn 5 triệu lượt cài đặt. Tuy nhiên nếu cần các tính năng cao cấp, bạn có thể mua bản trả phí.

Các tính năng chính của Yoast SEO:

  • Tối ưu bài viết với từ khoá mà bạn cần SEO và kết quả là bạn sẽ có được một bài viết đạt chuẩn SEO.
  • Chấm điểm cho bài viết với từ khoá mục tiêu và hướng dẫn bạn các bước để tối ưu từ khoá đã chọn.
  • Tối ưu các thẻ tiêu đề, mô tả, tạo XML sitemap, hỗ trợ Social Media,…
  • Tối ưu tiêu đề & description của các thành phần trong website.

Bạn có thể tìm thấy rất nhiều hướng dẫn để cài đặt plugin này một cách chính xác nhất trên google.

2. Contact Form 7

Trang web của bạn không thể thiếu mục contact. Contact Form 7 là plugin hỗ trợ tạo form liên lạc từ đơn giản đến chuyên nghiệp.

Hiện tại, nó được đánh giá là plugin tạo form có khả năng tuỳ biến vượt trội.

Bạn có thể nhanh chóng tạo 1 form liên hệ, sau đó copy shortcode và chèn vào bất cứ vị trí nào bạn muốn. Thông thường bạn nên tạo 1 trang contact riêng với Contact Form 7.

3. Akismet

Khi quản trị một website thì chắc chắn bạn phải đối mặt với nạn spam bình luận. Rất nhiều kẻ đang sử dụng các công cụ tự động để spam bình luận (spammer). Akismet là plugin miễn phí vô cùng hiệu quả do Automattic phát triển, giúp chống spam cho website rất hiệu quả hiện nay.

4. Advanced TinyMCE

Đây là plugin hỗ trợ soạn thảo WordPress mà bạn nên sử dụng. Khi soạn bài viết nếu chưa cài Plugin này, bạn sẽ thấy có gì đó thiếu thiếu, ví dụ không có chỗ chọn kích thước chữ, không có nút gạch chân,…

Advanced TinyMCE sẽ giải quyết vấn đề này của bạn. Ngoài ra nó còn hỗ trợ bạn 1 số chức năng nâng cao như tạo bảng, thêm 1 số lựa chọn khi tạo list, thêm tùy chọn kiểu chữ, cỡ chữ….

5. Jetpack

Jetpack là 1 plugin được phát triển bởi chính WordPress và rất đa dạng tính năng. Tính năng mình sử dụng thường xuyên nhất là xem thống kê truy cậppageviewnguồn traffic.

Khi cài đặt xong, plugin này cần liên kết với tài khoản WordPress.com mới có thể kích hoạt, nếu bạn chưa có tài khoản có thể vào để đăng ký, rất đơn giản.

6. Pretty Link Lite

Pretty Link Lite là 1 plugin mạnh mẽ giúp bạn có những đường link rút gọn đẹp hơn và ưu việt hơn, đặc biệt nó hoàn toàn miễn phí. Nếu bạn là một blogger đang tham gia mạng lưới kiếm tiền với tiếp thị liên kết thì không thể bỏ qua Pretty Link.

Nó cho phép bạn dễ dàng quản lý các link affiliate trong blog WordPress. Bạn có thể nhanh chóng chèn link vào các bài viết, ẩn link, tự động chèn link.

7. Plugin Ithemes Security

iThemesSecurity là một lựa chọn tin cậy hàng đầu trong việc bảo mật website.

iThemes Security (hay Better WP Security) là một trong những plugin bảo mật rất tốt dành cho WordPress.

Chẳng ai muốn trang WordPress của mình bị hack, và đó là lý do chúng ta nên dùng Itheme Security. Đây là một plugin rất hữu dụng, có rất nhiều lựa chọn bảo mật cho bạn trong cài đặt. Dường như plugin này đã tổng hợp được toàn bộ các mẹo bảo mật cho một website làm bằng WordPress về một chỗ có tên là plugin Itheme Security nên bạn hoàn toàn có lý do để dùng nó.

8. KK Star Ratings

Kk Star Ratings là một plugin giúp hiển thị đánh giá xếp hạng 5 sao được tương tác bởi người dùng trong mỗi bài viết hoặc trang, có thể dễ dàng đánh giá mọi bài viết bằng một click và chuột vô cùng đơn giản. Ngoài ra những đánh giá này còn hỗ trợ những đoạn mã schema.org giúp google nhận biết và hiển thị kết quả trên thanh công cụ tìm kiếm.

9. WP Rocket

WP Rocket là một plugin trả phí cho phép bạn tạo bộ nhớ cache để tăng tốc website, nếu bạn đang sử dụng một blog wordpress muốn tăng tốc vượt trội cho trang web của mình thì WP Rocket sẽ là lựa trọn tốt nhất.

10. Call Now Button

Thêm nút gọi điện trên khi khách hàng xem bằng điện thoại

11. Fb messenger

Thêm nút chát messenger trên facebook, giúp khách hàng có thể chát trực tiếp với fanpage

12. Google Analytics Dashboard for wp

Dùng Google Analytics để xem thống kê từ khóa

13. Heater Social comments

Plugin cho phép thêm nhiều bình luận như Facebook comment, G+ comment, wordpress comments, Disgus comment, rất tiện lợi

14. WooCommerce

Nếu bạn đang muốn xây dựng một trang website bán hàng trực tuyến sử dụng WordPress thì bạn phải cần đến plugin này. WooCommerce là một plugin Thương mại Điện tử miễn phí cho phép bạn bán bất cứ thứ gì, được xây dựng để tích hợp cực mượt với WordPress, WooCommerce là giải pháp thương mại điện tử ưa thích số 1 thế giới, cho phép cả chủ cửa hàng và nhà phát triển kiểm soát hoàn toàn.

Với tính linh hoạt vô tận và truy cập vào hàng trăm phần mở rộng miễn phí và phí bảo hiểm WordPress, WooCommerce chiếm 30% tất cả các cửa hàng trực tuyến nhiều hơn bất kỳ nền tảng nào khác.

3 Cách cài đặt Plugin cho website wordpress

Cách 1: Trong phần quản trị (DashBoard) chọn >> Gói Mở Rộng >> Cài Mới >> nhập tên Plugin cần tìm >> Chọn đúng plugin rồi cài đặt >> kích hoạt là xong

Cách 2: Lên website https://vi.wordpress.org/plugins/ tải file plugin cần thiết, vào >> Gói Mở Rộng >> Tải Plugin lên >> chọn file >> chờ cài đặt và kích hoạt

Cách 3: Upload trực tiếp vào trong hosting mục File Manger >> …./”Folder tên miền”/wp-content/Plugins tải lên theo đường dẫn trên trong hosting rồi giải nén, sau đó vào Dashboard kích hoạt từng file. Trong video mình sẽ hướng dẫn cách 3 khó hơn để sau này các bạn cài đặt những plugin không có sẵn trong kho wordpress, những plugins mua ngoài


xem thêm

Lời kết

Trên đây là những plugin wordpress cơ bản nhất mà mình khuyên các bạn nên cài đặt cho website của mình.

Hãy nhớ rằng bạn không nên sử dụng quá nhiều plugin cùng hỗ trợ. Việc cài nhiều plugin sẽ làm trang web tải chậm.

Có thể còn có những plugin khác hữu hiệu hơn mà mình chưa đề cập, bạn có thể chia sẻ tới độc giả bằng cách để lại comment nhé.

 

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here